NGHIÊN CỨU ĐỘC LỰC CỦA VI KHUẨN HAEMOPHILUS PARASUIS BẰNG MÔ HÌNH GÂY NHIỄM TRÊN CHUỘT LANG (GUINEA PIG)

  • Khoa CNTY
  • Nguyễn Văn Chào

Abstract

Vi khuẩn Haemophilus parsuis đã được cấy chuyển qua 250 đời ở hai điều kiện nhiệt độ, nhằm giảm độc lực với hy vọng chọn được chủng có độc lực phù hợp làm nguyên liệu để sản xuất vaccine nhược độc. Các chủng H37-100, H37-150, H37-200, H37-250 và H40-100, H40-150, H40-200, H40-250 là các thế hệ được cấy truyền từ vi khuẩn Haemophilus parasuis serotype 5 chủng SH0165 ở điều kiện nuôi cấy 37oC và 40oC đã được sử dụng để gây nhiễm cho chuột lang. Liều gây nhiễm sử dụng là liều LD100 đối với vi khuẩn Haemophilus parasuis serotype 5 chủng SH0165. Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá độc lực của các chủng vi khuẩn nghiên cứu thông qua các chỉ tiêu về tỷ lệ chết chuột thí nghiệm theo thời gian, bệnh tích, tỷ lệ mẫu  mô phân lập được vi khuẩn sau khi mổ khám. Kết quả cho thấy tỷ lệ chuột thí nghiệm chết trước 24h có xu hướng giảm từ thế hệ 100-200 ở cả hai nhóm 37oC và 40oC. Bệnh tích và triệu chứng của chuột thí nghiệm rất điển hình của bệnh Glasser, sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn, viêm tơ huyết, các cơ quan có sơi viêm dạng tơ huyết bao phủ..........

điểm /   đánh giá
Published
2017-03-14
Section
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn