Kết quả chọn tạo giống ngô nếp lai (Zea maysceratina kalesh) giai đoạn 2005 - 2010 tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

  • Nguyễn Văn Lộc

Abstract

Dựa trên các đặc điểm nông sinh học và năng suất của 64 nguồn vật liệu ngô nếp có nguồn gốc từ các vùng địa lý khác nhau (miền Bắc Việt Nam, Lào) từ năm 2005 - 2008, 22 nguồn vật liệu ưu tú được tuyển chọn để đánh giá đa dạng di truyền phân nhóm ưu thế lai phục vụ cho công tác chọn tạo giống. Kết quả phân tích đa dạng di truyền phân nhóm ưu thế lai cho thấy, ở hệ số tương đồng di truyền là 0,38, các nguồn vật liệu ngô nếp chia làm 6 nhóm chính: nhóm I chỉ có một nguồn vật liệu duy nhất là W10; nhóm II chỉ có một nguồn vật liệu là W16, nhóm III gồm 8 nguồn vật liệu: W3, W5, W22, W21, W8, W9, W12, W18; nhóm IV gồm 4 nguồn vật liệu: W2, W15, W20, W17; nhóm V gồm 5 nguồn vật liệu: W4, W6, W7, W11, W13; nhóm VI gồm 3 nguồn vật liệu: W1, W14, W19. Kết quả đánh giá các tổ hợp lai đã kết luận được các cặp lai  W1 × W16, W1 × W9, W1 × W2 có các đặc điểm hình thái đẹp, năng suất, chất lượng cao. Tổ hợp lai W1 × W16 có năng suất cao nhất đạt 53,33 tạ/ha, cao hơn so với giống đối chứng MX4 và hai tổ hợp lai W1 × W9 (41,0tạ/ha), W1 × W2 (39,1 tạ/ha) có năng suất tương đương với đối chứng (41,9). 

điểm /   đánh giá
Published
2014-08-04
Section
Bài viết