Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cói cho nông dân vùng Nga Sơn, Thanh Hóa

  • Phạm Tiến Dũng

Abstract

Nghiên cứu được tiến hành vào cuối năm 2009 và đầu năm 2010 trên cơ sở thu thập các thông tin thứ cấp được lưu giữ tại huyện và số liệu phỏng vấn trực tiếp 45 hộ sản xuất, chế biến cói và các cán bộ lãnh đạo, chuyên gia về sản xuất cói tại các điểm nghiên cứu trong huyện và một điểm lân cận với Nga Sơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy sản xuất cói tại huyện có hạn chế chính như các công trình thủy lợi chưa đáp ứng cho thâm canh cói, thâm canh chủ yếu bằng phân vô cơ, sâu bệnh hại phát triển, giống cói đang bị thoái hóa, sản phẩm chế biến từ nguyên liệu cói chưa được cải tiến, chủ yếu là sản xuất nguyên liệu thô, phụ thuộc vào thị trường. Các giải pháp cơ bản cho phát triển cói là cần nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, phục tráng giống cói và xây dựng quy trình thâm canh theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, cải tiến mẫu mã hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất từ cói và tìm biện pháp bình ổn thị trường. 
điểm /   đánh giá
Published
2014-08-04
Section
Bài viết