Biện pháp kỹ thuật tách mầm cói tại Bình Minh - Kim Sơn - Ninh Bình

  • Nguyễn Tất Cảnh

Abstract

Cây cói thuộc họ cói Cyperaceae, gắn liền với đời sống kinh tế - xã hội của nhiều người dân ở các tỉnh ven biển Việt Nam từ rất lâu. Tuy nhiên những nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cói chưa  được chú trọng nên diện tích năng suất giảm mạnh trong những năm gần đây do không đáp ứng được yêu cầu thị trường. Tám thí nghiệm về nhân giống tiến hành tại vùng cói Kim Sơn - Ninh Bình góp phần xây dựng quy trình tách mầm cói: Nghiên cứu ảnh hưởng của (i) Tuổi mầm ruộng cói giống; (ii) Phương thức tách mầm; (iii) Số dảnh tách; (iv) Chiều cao cắt mầm; (v) Thời gian bảo quản mầm sau tách; (vi) Thời vụ tách mầm; (vii) Số lá bắc/mầm khi tách; (viii) Đường kính mầm cói khi tách. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: Thời vụ tách mầm tốt nhất từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3. Khi tách mầm nên để 2 - 4 mầm/khóm không tách rời từng mầm riêng biệt. Mầm cói khi tách to, mập có đường kính từ 3 - 5 mm, mầm có 2 - 3 lá bắc đã xòe hẳn giúp sinh trưởng phát triển khỏe, đẻ nhánh tốt. Chiều cao cắt mầm cói thích hợp từ 15 - 30 cm. Sử dụng ruộng cói lưu gốc từ 2 - 3 năm. Sau khi tách mầm cói nên trồng ngay. Trong điều kiện chưa kịp chuẩn bị đất, có thể bảo quản trong bóng mát, giữ ẩm gốc trong vòng 3 ngày không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây cói. 

điểm /   đánh giá
Published
2014-08-04
Section
Bài viết