Tuyển chọn mốt số chủng vi khuẩn và nấm rễ Arbuscular Mycorrhizal Fungi (AMF) có khả năng chuyển hóa, hấp thu Cu, Pb, Zn cao để cải tạo đất ô nhiễm kim loại nặng

  • Phạm Quốc Hưng

Abstract

Ô nhiễm kim loại nặng trong đất đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng tại Việt Nam. Để đánh giá mức độ ô nhiễm đất, mẫu đất được lấy tại các vùng đất nông nghiệp bị ô nhiễm kim loại nặng và một số loài thực vật siêu tích luỹ được lựa chọn. Một thí nghiệm trong chậu cũng đã được tiến hành để đánh giá khả năng kết hợp giữa vi sinh vật với cây Mương đứng cho việc phục hồi đất. Kết quả đã chỉ rõ rằng hầu hết các mẫu đât đều bị ô nhiễm kim loại nặng (Cu, Pb, Zn) so với quy chuẩn 03:2008/BTNMT. 100% mẫu đất ô nhiễm đồng và chì, 58,33% mẫu đất tại Đông Mai có hàm lượng kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép. Tại Làng Hích, Có 5/8 mẫu đất ô nhiễm chì và kẽm, 4/8 mẫu đất ô nhiễm đồng. Nghiên cứu cũng phân lập được 64 chủng vi khuẩn và nấm rễ từ các mẫu đất vùng rễ. Tiến hành đánh giá khả năng kháng kim loại nặng cho thấy 11/49 chủng vi khuẩn có khả năng kháng ở 10mM Cu, 10mM Zn và 10 mM Pb. Có 9/15 chủng nấm rễ AMF kháng mức 5 mM các kim loại nặng. Khả năng hấp thu cao nhất đạt được ở chủng vi khuẩn TB22 và nấm rễ AMF4. Thí nghiệm trong chậu cho thấy giữa vi sinh vật và thực vật có sự kết hợp làm tăng hàm lượng kim loại nặng tích lũy trong các bộ phận của cây Mương đứng. Mức tích lũy cao nhất đạt được ở công thức 3 (bón 2g chế phẩm//kg đất khô). 

điểm /   đánh giá
Published
2014-08-04
Section
Bài viết