Sàng lọc các giống lúa có chưa gen mùi thơm bằng chỉ thị phân tử

  • Phan Hữu Tôn

Abstract

Hương thơm ở lúa  được tạo nên bởi hơn một trăm loại chất khác nhau, trong  đó 2-acetyl-1-pyroline (2-AP) là chất dễ bay hơi đóng vai trò chính thể hiện mùi thơm trong nhiều giống lúa. Hàm lượng 2-AP cao có liên quan đến đột biến gen mã hóa enzyme betaine aldehyde dehydrogenase 2 (BAD2). Cặp mồi ESP & IFAP dùng để phát hiện gen thơm fgr của 19 giống lúa đang cấy phổ biến, 45 giống lúa triển vọng và 39 giống lúa địa phương bằng kỹ thuật PCR được thiết kế dựa trên sự đa hình DNA và được sử dụng để đánh giá về sự tương đồng so với phương pháp ngửi mùi ở bột gạo và lá. Kết quả đã phát hiện gen thơm fgr có mặt trong các giống lúa tẻ, nhưng không thấy trong các giống lúa nếp. Một vài giống lúa có gen thơm fgr và biểu hiện mùi thơm ở lá và bột gạo. Nghiên cứu đã chọn được 2 dòng lúa tẻ triển vọng tốt (T33 và T12), chứa gen mùi thơm 2-AP, năng suất khá và 2 dòng lúa nếp thơm (NV1 và NV3), nhưng không chứa gen sinh 2-AP. 

điểm /   đánh giá
Published
2014-07-30
Section
Bài viết