Đánh giá tác động của chính sách tiền tệ đến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2017

  • NGUYỄN THỊ VÂN ANH
  • TRẦN VĂN THỜI

Tóm tắt

    Trong bài viết, nhóm tác giả sử dụng mô hình vectơ tự hồi quy VAR để xem xét tác động của chính sách tiền tệ (CSTT) đến lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2017. Mô hình VAR có khả năng đo lường các cú sốc từ một biến này đến các biến số còn lại theo một cơ chế tương tác nội sinh, mà không đòi hỏi những chỉ định quá chi tiết về cấu trúc nền kinh tế. Điều này thực sự giúp ích cho các nhà nghiên cứu khi muốn đo lường biến động (cú sốc) của các biến số tiền tệ đến lạm phát của nền kinh tế. Đã có nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình VAR để nghiên cứu tác động của CSTT ở Việt Nam. Tuy nhiên theo hiểu biết của chúng tôi, chưa có một nghiên cứu nào cung cấp một bức tranh đầy đủ về tác động của CSTT đến lạm phát từ 2008 - 2017, đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam chịu thách thức lớn bởi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ bắt đầu từ Mỹ năm 2008, sau đó là khủng hoảng nợ công của Châu Âu 2010 đã khiến cho đà tăng trưởng của các nền kinh tế trên thế giới bị giảm sút. Thực tiễn điều hành CSTT từ năm 2011 đến nay cho thấy, quyết định của Quốc hội và định hướng điều hành hàng năm của Chính phủ đối với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quyết định hiệu quả điều hành CSTT của NHNN. Với nghiên cứu thực nghiệm bằng mô hình VAR chúng tôi đi vào xem xét tác động của CSTT đến lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2017, từ đó đưa ra một số thảo luận và kết luận từ kết quả mô hình.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-09-26
##submission.howToCite##
THỊ VÂN ANHN., & VĂN THỜIT. (2019). Đánh giá tác động của chính sách tiền tệ đến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2017. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Công đoàn, (11), 64. Truy vấn từ https://vjol.info.vn/index.php/DHCD/article/view/42676
Chuyên mục
KINH NGHIỆM - THỰC TIỄN

Most read articles by the same author(s)