NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NHIỆT

  • Phùng Thị Tố Hằng
  • Nguyễn Văn Đức
  • Nguyễn Thị Vân Thanh

Abstract

Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu: khảo sát thành phần hóa học, tổ chức tế vi ở trạng thái làm việc, trạng thái ủ của lớp bề mặt và trong lõi của bánh răng ở các vị trí khác nhau trong một số hộp số ôtô thông dụng ở Việt nam có tải trọng từ 3 đến 5 tấn.  Kết quả phân tích thành phần hóa học cho thấy đã sử dụng các loại thép khác nhau để chế tạo bánh răng hộp số như mác thép thấm cacbon: 25CrMnMo, 25CrMnTi,18CrMnTi và thép hóa tốt: 35Cr, 45Cr. Kết quả khảo sát sự phân bố độ cứng từ bề mặt vào trong lõi của các loại bánh răng (từ 56-62HRC ở bề mặt và 34-46HRC trong lõi) kết hợp với nghiên cứu sự thay đổ tổ chức tế vi từ bề mặt vào trong lõi của các bánh răng: tổ chức là mactenxit và austenit dư (khoảng 8%) ở bề mặt dường như là thép sau cùng tích, trong khi đó ở trạng thái ủ chỉ tương ứng với thép trước cùng tích (ferit và peclit), điều này đã cho phép kết luận về sự có mặt của nitơ trong lớp bề mặt do giữ lại một lượng đáng kể austenit dư trong thép có hàm lượng cacbon không cao. Như vậy, công nghệ thấm C-N đã được áp dụng cho các bánh răng hộp số làm bằng cả hai nhóm thép thấm cacbon và thép hóa tốt, đây là điểm khác biệt với công nghệ truyền thống đang được sử dụng cho các bánh răng ở Việt Nam hiện nay. 

điểm /   đánh giá
Published
2013-09-16
Section
Bài viết