ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY TOBIT ĐỂ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT LÚA Ở TỈNH HÀ TĨNH

  • Hoàng Hữu Hòa (ĐHKT)
  • Nguyễn Trí Lạc

Abstract

Tóm tắt. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở tỉnh Hà Tĩnh. Sử dụng phương pháp mô hình hồi quy Tobit với sự hỗ trợ bằng phần mềm thống kê Stata 14.0, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở tỉnh Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc về đặc điểm, điều kiện canh tác của các thửa ruộng và sở hữu phương tiện cơ giới. Trong khi đó, các yếu tố thuộc về đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ như trình độ học vấn, độ tuổi, số lao động gia đình, các yếu tố vùng miền và vụ mùa đều không ảnh hưởng đến mức độ cơ giới hóa của các nông hộ trồng lúa. Số thửa ruộng có diện tích dưới 500m2 và số thửa có vị trí cách xa đường giao thông nội đồng từ 200m trở lên đều tác động ngược chiều đến mức độ cơ giới hóa ở cả 3 khâu sản xuất lúa của các hộ điều tra. Trong số những yếu tố giải thích được sự thay đổi về mức độ cơ giới hóa ở cả 3 khâu sản xuất thì yếu tố sở hữu phương tiện cơ giới ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ cơ giới hóa. Ở khâu làm đất, những hộ sở hữu máy làm đất có mức độ cơ giới hóa cao hơn so với những hộ phải thuê dịch vụ bên ngoài là 9,3%; ở khâu thu hoạch, những hộ có máy gặt, tuốt lúa thì mức độ cơ giới hóa cao hơn so với những hộ không sở hữu máy là 14,9%; tương tự ở khâu vận chuyển là 4,9%. Hàm ý chính sách được đưa ra trong nghiên cứu này, đó là việc quy hoạch giao thông nội đồng, thực dồn điền đổi thửa là cơ sở để đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Tác giả

Nguyễn Trí Lạc
Giám đốc sở
điểm /   đánh giá
Published
2017-08-15
Section
Kinh tế và Phát triển